Đi miền tây, đi tour du lịch miền tây, xe du lịch đi miền tây, khách sạn miền tây, thông tin cần biết đi miền tây, địa điểm du lịch miền tây, kinh nghiệm du lịch miền tây, cẩm nang du lịch miền tây, bản đồ đi miền tây nam bộ, đi phượt miền tây, đường đi miền tây, đi miền tây ăn gì, hãng xe đi miền tây,đi du lịch miền tây tự túc, đi du lịch bụi miền tây

ĐI DU LỊCH MIỀN TÂY - TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY

KHÁM PHÁ MIỀN TÂY

CHIA SẺ

Đi Du Lịch Miền Tây Việt Nam

Đi Du Lịch Miền Tây Việt Nam
đi du lịch miền tây

THÔNG TIN ĐI MIỀN TÂY

ĐI KIÊN GIANG

Đi Kiên Giang, Đi du lịch Kiên Giang, Đi tour Kiên Giang miền tây, Đi Kiên Giang ở đâu? đi Kiên giang có gì hay? đi kiên giang có gì vui? đi kiên giang ăn ở đâu? đi kiên giang chơi ở đâu? 

Đi Kiên Giang tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh:
Những điểm nổi tiếng ở Kiên Giang:
Kiên Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam có vị trí thuận tiện kết nối với các nước ASEAN đặc biệt là Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. Kiên Giang có diện tích 6.423 km2, phía Tây giáp vịnh Thái Lan có bờ biển dài 200km, có 5 quần đảo và hơn 140 đảo nhỏ; phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km. Kiên Giang có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử … Ngoài ra, Kiên Giang có hệ sinh thái phong phú, đa dạng như hệ sinh thái thảm cỏ biển với diện tích 6.825 ha, trong đó vùng lõi có diện tích là 2.195ha, rạn san hô có diện tích 9.720 ha, trong đó vùng lõi là 758 ha ở khu vực biển thuộc đảo Phú Quốc; Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia Phú Quốc và hệ sinh thái đá vôi Hà Tiên - Kiên Lương. Đặc biệt, Kiên Giang còn có Khu dự trữ sinh quyển Thế giới được tổ chức UNESCO công nhận tại kỳ họp Khóa 19 Hội đồng điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển (MAB) tổ chức tại Paris - Pháp từ ngày 23 đến 27 tháng 10 năm 2006 là một trong 8 khu DTSQ của Việt Nam (Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Đồng bằng sông Hồng, Kiên Giang, Tây Nghệ An, Cù lao Chàm và Vườn QG Mũi Cà Mau) với tổng diện tích là 1.118.105 ha.



Du lịch từ thiện an giang kiên giang

Trong số 15 huyện, thị và thành phố tại Kiên Giang có tới 9 địa phương có biển cùng với ngư trường rộng 63.000 km2, Kiên Giang được xem là tỉnh có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển, có khả năng phát triển mạnh các ngành thủy sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng, công nghiệp đóng tàu, cũng như phát huy lợi thế trong giao thương kinh tế, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch…

Phú Quốc: Đây là hòn đảo lớn nhất Việt Nam tương đương với đảo quốc Singapore, có diện tích 573km2, cách Rạch Giá 120km đường biển. Phú Quốc không chỉ có 120km bờ biển sạch đẹp mà còn có rừng nguyên sinh, 99 ngọn núi, sông, suối… Phú Quốc đang phát triển du lịch mạnh và thu thút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Các điểm tham quan du lịch ở Phú Quốc như  Dinh Cậu, Bãi Sao, vườn quốc gia Phú Quốc, làng chài Hàm Ninh, Bãi Trường, Gành Dầu, suối Tranh, suối Đá Bàn, nhà thùng nước mắm, vườn tiêu…

Hà Tiên: có nhiều cảnh đẹp, điểm du lịch như núi Pháo Đài (Kim Dự Lan Đào), núi lăng Mạc Cửu (Bình San Điệp Thuỷ), chuông chùa Tam Bảo (Tiêu Tụ Thần Chung), tiếng trống Giang Thành (Giang Thành dạ cổ), Thạch động thôn vân (Động đá nuốt mây), núi Đá Dựng (Châu nham lạc lộ), Đông Hồ (Đông Hồ ấn nguyệt), Bãi Ớt-Hòn Heo (Nam Phố trường ba), Mũi Nai (Lộc trĩ thôn cư), bãi Lư Khê (Lư Khê ngự bạc).

Kiên Lương: có nhiều điểm tham quan du lịch như khu du lịch Chùa Hang-Hòn Phụ Tử; quần đảo Bà Lụa có 40 đảo lớn nhỏ, thiên nhiên thơ mộng và hoang sơ; Mo So một dãy núi có nhiều hang động, được công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia…
Lễ hội:
Lễ hội chùa Hang: Tổ chức hàng năm vào kéo dài một tuần lễ 8-15/4 (âm lịch). Đây là những ngày hội mừng Phật đản sinh.

Lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực: Tổ chức tại đến thờ Nguyễn Trung Trực, tại 18 Nguyễn Công Trứ, TP Rạch Giá, vào các ngày 26-28/8 (âm lịch).
Lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer: Có 3 lễ hội trong năm như Chol Chnam Thmay ( đón mừng năm mới trong 3 ngày 13-15/3 âm lịch); Dolta (lễ cúng ông bà, diễn ra trong tháng 8 âm lịch); Oc Om Boc ( lễ cúng trăng, được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch). Hoạt động các lễ hội này là trò chơi dân gian như hát dù kê, múa lâm thôn, thả đèn gió, đua ghe ngo.
Các đặc sản: Kiên Giang có nhiều đặc sản như nước mắm Phú Quốc, tiêu Phú Quốc, chó Phú Quốc, rượu sim Phú Quốc, gỏi cá trích, ghẹ, ốc nhảy…

Đi Kiên giang ở đâu? Khách sạn ở Kiên Giang:
Sài Gòn - Phú Quốc: KP7, Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc - Điện thoại: 297 3846 999
Thiên Hải Sơn: 68 Trần Hưng Đạo- KP7- TT Dương Đông, Phú Quốc - Điện thoại: 297 3866 146
Hòn Trẹm Resort : xã Bình An, huyện Kiên Lương - Điện thoại: 297 3854 331
Khu du lịch Lạc Hồng - Bãi Dương: Khu đô thị lấn biển, TP Rạch Giá - Điện thoại: 297 350 0350
Palace: 243 Trần Phú, TP Rạch Giá - Điện thoại: 297 3866 146
Phương Nam: 844 Nguyễn Trung Trực, TP Rạch Giá - Điện thoại: 297 3812 229
Tô Châu: 16 Lê Lợi, TP Rạch Giá - Điện thoại: 297 3878 222
Thanh Mai: 260 Nguyễn Trung Trực, TP Rạch Giá - Điện thoại: 297 3863 857
Hải Vân: 55 Lam Sơn, TX Hà Tiên - Điện thoại: 297 3852 001
Hải Yến: 15 Tô Châu, TX Hà Tiên - Điện thoại: 2973851 580
Pháo Đài: 01 Mạc Thiên Tích, TX Hà Tiên - Điện thoại: 297 3851 849
Kim Dự: 14 Phương Thành, TX Hà Tiên - Điện thoại: 297 3851 929

Đi Kiên Giang ăn ở đâu? Nhà hàng ở Kiên Giang:

Hải Âu: 02 Nguyễn Trung Trực, TP Rạch Giá - Điện thoại: 297 3863 740
Kim Dự- Mũi Nai: Bãi trước Khu du lịch Mũi Nai, Pháo Đài, Hà Tiên - Điện thoại: 297 3850 726
Tô Châu: 16 Lê Lợi, TP Rạch Giá - Điện thoại: 297 3878 222
Hướng Dương: 207A Lâm Quang Ky, TP Rạch Giá - Điện thoại: 297 3863350
Sao Mai: 79 Chi Lăng, TP Rạch Giá - Điện thoại: 297 3863234
Tân Hưng Phát: 357 Lâm Quang Ky, TP Rạch Giá - Điện thoại: 297 3812319
Hương Biển: Dương Đông, Phú Quốc - Điện thoại: 297 3847834
Hải Đăng: Mũi Nai, TX Hà Tiên - Điện thoại: 2973850344
Hải Vân: 04 Trần Hầu, TX Hà Tiên - Điện thoại: 297 3850344

Tổng quan về Kiên Giang:
Diện tích: 6.299km2. Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm tỉnh là TP Rạch Giá, cách TP Hồ Chí Minh 250km về phía Tây. Kiên Giang giáp với An Giang ở phía Đông Bắc; phía Đông giáp Cần Thơ và Hậu Giang; phía Đông Nam giáp Bạc Liêu và phía Nam giáp Cà Mau; phía Bắc tiếp giáp Campuchia với đường biên giới dài 54km, phía tây giáp
vịnh Thái Lan với đường bờ biển hơn 200km. Kiên Giang có 01TP (Rạch Giá), 01 TX (Hà Tiên) và 13 huyện (An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Giang Thành).
Kiên Giang là tỉnh có nhiều lợi thế tiềm năng du lịch vừa có đồng bằng vừa có núi, có rừng, có biển. Đó là lợi thế lớn để Kiên Giang phát triển du lịch đa dạng như du lịch sinh thái, du lịch biển đảo…

Tìm hiểu các tên khác nhau của cùng một Quần đảo
Quần đảo Bình Trị: Vào năm 1910 nền hành chính của huyện Hà Châu (thuộc tỉnh Hà Tiên) có 4 tổng: Hà Thanh, Thanh Di, Bình An và Phú Quốc. Nhưng tổng Bình An chỉ có một xã Bình Trị nằm ngay trung tâm Tổng. Đến năm 1914 mới thành lập thêm một xã nữa đó là xã An Bình; trung tâm xã nằm ngay ngả ba Lò Bom (1) ( Thị trấn Kiên Lương bây giờ). Như vậy thời ấy xã Bình Trị quản lý cả núi non, biển và hòn ở vùng này, vì thế mà quần đảo này còn có tên gọi là quần đảo Bình Trị.

Nhưng về sau trong mọi giấy tờ hành chính cũng như trên bản đồ lại ghi là Quần đảo Bà Lụa là vì sao? Theo lời các kỳ lảo địa phương cho biết, thời kỳ chính quyền thuộc địa vùng Hà Tiên này có rất nhiều người Pháp dân sự không thuộc hệ quân sự hay hành chánh. Họ đến đây khai thác rừng, núi, biển, hòn để làm kinh tế. Họ có ảnh hưởng rất lớn với chính quyền thuộc địa. Ở đây có người Pháp tên là Lơ-Bơ-Lăng đến khai thác vùng này, nhưng mọi giấy tờ chủ quyền đều do vợ là bà Lụa đứng tên.

Bà Lụa là người Việt gốc Hoa rất đẹp cư trú tại trấn Hà Tiên xưa, là vợ chính thức của tên Lơ-Bơ-Lăng. Mọi quyền lợi kinh tế cũng như sự giàu có của vùng này đều có liên quan đến Bà Lụa vì tất cả đều do Bà Lụa đứng tên. Do đó mà quần đảo này mới có tên gọi là Quần đảo Bà Lụa.

Từ năm 1975 trở về sau, địa danh Quần đảo Bà Lụa không còn sử dụng nữa nhưng gần đây trên bản đồ đã ghi trở lại địa danh này là Quần đảo Bà Lụa. Hiện nay các hòn này có nhiều cảnh quan và bãi biển rất đẹp nên thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư du lịch.
Quần đảo Bà Lụa có khoảng 43 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc theo bờ biển phía tây nam Bình Trị. Trong khoảng 43 hòn đảo này đều có tên do người dân địa phương đặt tùy theo hình thể, sự kiện, sự vật được nhìn thấy đầu tiên trên các hòn đó. Các hòn thuộc Quần đảo Bà Lụa có thể kể ra như sau:

Hòn Heo (ngoài),  Hòn Dê, Hòn Ngang, Hòn Đước, Hòn Đụn, Ba Hòn Lò, Hòn Nhum Ông, Hòn Nhum Bà, Hòn Rễ Lớn, Hòn Rễ nhỏ, Hòn Dừa, Hòn Ba Dồ, Hòn Thơm, Hòn Đá Bạc, Hòn Bờ Đập, Hòn Ông Tiều, Hòn Kiều Ngựa, Ba Hòn Đầm, Hòn Đá Lữa, Hòn Con Nghê, Hòn Chướng, Hòn Một, Hòn Móng Tay, Hòn Vông, Hòn Khô, Hòn Sơn Tế, Hòn Sơ Rơ, Hòn Lô Cốt. 

Trong số này có một số địa danh được ghép từ hai ba hòn chung với nhau nhưng mang chung một tên gọi.
Trong số này một số hòn nói trên mang những sự tích ly kỳ và mang tính huyền thoại.

1. Hòn Heo Ngoài (Vì ở xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương cũng có địa danh Hòn Heo nhưng ở trong đất liền)
Trong thời kỳ quản lý của Bà Lụa, có mấy trăm công nhân đa số là người dân tộc. Bà Lụa tổ chức lao động theo từng nhóm; nhóm lo việc hầm than, nhóm lo việc ruộng rẫy, nhóm lo việc chăn nuôi…Ở hòn này có nhóm công nhân chuyên lo việc chăn nuôi heo. Bà Lụa cho chăn nuôi hàng trăm con heo nái và heo thịt, nhưng ở ngoài hòn thiếu nước sinh hoạt nên việc chăn nuôi heo không thành công nên đã hủy bỏ. Tuy nhiên, người ta vẫn gọi nơi này là Hòn Heo và để tránh trùng lắp với Hòn Heo ở đất liền nên người ta gọi là Hòn Heo ngoài.

2.  Hòn Nhum Ông, Nhum Bà, Rễ Lớn, Rễ Nhỏ
Bốn hòn này có cùng một sự tích như sau: nguyên trước kia ở vùng này có một thuyền đám cưới đi rước dâu khi đến quần đảo này thì gặp bảo lớn làm cho thuyền bị chìm. Tất cả người đi rước dâu đều chết hết, xác nổi lên trôi tấp mổi người một ngả. Cha chú rễ trôi tấp vào hòn Nhum nhỏ nên người dân đã đặt tên gọi cho hòn này là Hòn Nhum Ông, mẹ chú rễ trôi tấp vào Hòn Nhum lớn nên gọi là Hòn Nhum Bà, chú rễ thì trôi tấp vào một hòn và hòn đó được đặt tên là Hòn Rễ lớn, còn chú rễ phụ trôi tấp vào một hòn khác nên gọi là Hòn Rễ nhỏ.

3. Hòn Đá Lửa
Hòn này rất đặc biệt, chuyện kể rằng vì phần chân không dính liền với đất nên có thể di chuyển tới lui được trong khoảng 100m, khi tàu tuần tra của Pháp đi ngang qua thấy phiến đá di chuyển nên lấy làm lạ liền nỗ súng bắn dữ dội vào, làm lửa văng tung tóe, hòn nức làm đôi tách rời nhau vài mét. Từ đó Hòn không còn di chuyển nữa, nên người địa phương gọi là Hòn Đá Lửa.

4. Hòn Kiến Vàng
Hòn Kiến Vàng là hòn nhỏ nhất trong các hòn đảo thuộc quần đảo Bà Lụa. Hòn có nhiều cây tạp thấp và có nhiều kiến vàng nhất. Mặt hòn bồi nhiều cát đào sâu mới thấy đụn đá. Sau năm 1975 là chổ chôn thây của những người vượt biên bị cướp biển chặn bắt lấy hết tiền của vàng bạc, đàn ông chúng giết tại chổ, đàn bà chúng hãm hiếp xong rồi giết, xác bị quăng xuống biển. Đa số trường hợp trôi tấp vào các hòn ở quần đảo. Lúc bấy giờ chính quyền ấp Hòn Heo đã vớt xác rồi đem chôn tại Hòn Kiến Vàng.


Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động du lịch biển, ven biển, đảo và  quần đảo tỉnh Kiên Giang vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Tình trạng quy hoạch chưa đồng bộ, chưa thống nhất giữa các ngành; việc cấp phép, cho chủ trương dự án đầu tư du lịch còn tràn lan, dàn trãi chưa có sự kiểm soát, quản lý hiệu quả; công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ - du lịch còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá, marketing chưa được chú trọng; trình độ đội ngũ quản lý và lực lượng lao động trực tiếp chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao; việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về trước mắt cũng như lâu dài; tài nguyên du lịch biển phong phú, đa dạng nhưng chưa được quy hoạch, đầu tư khai thác hiệu quả, bền vững, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn và cao cấp.

Liên kết, mở rộng tour, tuyến du lịch với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan…bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không; song song đó nghiên cứu, khảo sát các tài nguyên du lịch của tỉnh từ đó thiết kế, khai thác đa dạng, phong phú các tour tham quan cho du khách trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch biển, ven biển, đảo và quần đảo của Phú Quốc nói riêng và Kiên Giang nói chung.
Khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch biển hợp lý, hiệu quả như sớm tiến hành công nhận các khu, tuyến, điểm du lịch của tỉnh, xây dựng phao neo đậu tàu du lịch tham quan lặn ngắn san hô, câu cá; triển khai đề án thu phí khu bảo tồn biển, Vườn quốc gia để đưa vào khai thác các tour du lịch cho du khách trong và ngoài nước.
Mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về kinh tế biển, đặc biệt là du lịch biển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ưu tiên xây dựng một số khu kinh tế mạnh ven biển như khu phi thuế quan ở An Thới – Phú Quốc, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hà Tiên.


Điểm du lịch Hòn Phụ Tử thuộc khu Di tích danh thắng quốc gia Hòn Chông, được Bộ Văn hoá Thông tin - nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận ngày 21 tháng 1 năm 1989.

Khu du lịch Hòn Phụ Tử có diện tích gần 173ha, từ Tp. Rạch Giá đi thẳng theo Quốc lộ 80 hướng về thị xã Hà Tiên, đến ngã ba Ba Hòn thì rẽ tay trái đi hơn 15km đến mũi Hòn Chông. Đường giao thông thuận tiện và thông suốt, dân địa phương hiền hoà, mến khách, giá cả dịch vụ vừa phải. Hàng năm khu du lịch Hòn Phụ Tử đón hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan du lịch, điểm tham quan nổi bật của khu di tích là Chùa Hang và Hòn Phụ Tử.

Hòn Phụ Tử: Từ Chùa Hang phóng tầm mắt hướng ra biển vài trăm mét ta bắt gặp Hòn Phụ Tử. Người Khmer gọi Phnum-đong-tong: Phnum là núi, đong-tong là cột cờ, nghĩa là ngọn núi có hình dạng như cây cột cờ. Tương truyền, thời thực dân Pháp mới đến Việt Nam, mỗi lần chúng muốn ghé vào cửa Chùa Hang đều bị cụm Hòn Phụ Tử “trôi” ra chặn lại, sau đó chúng dùng đại bác bắn đỉnh núi phía tay phải. Hiện nay đỉnh núi ấy còn dấu bể bên chóp, Hòn Phụ Tử được tạo thành bởi một khối đá cao và một khối đá thấp, khối cao khoảng 30m gọi là Hòn Phụ, khối thấp cao khoảng 25m hơi nghiêng về hướng đông gọi là Hòn Tử.

Sự tích kể rằng, thuở nước biển chưa thoái, tại Chùa Hang mực nước còn cao hơn bây giờ, trong hang có một con thủy quái thường ra quấy phá dân cư. Không thể để dân làng khổ sở chết chóc hàng năm như vậy, từ núi Tà lơn có hai cha con người đạo sĩ đến, xin diệt thủy quái, dân chúng mừng rỡ và ủng hộ. Cha con người đạo sĩ thoa một lớp thuốc làm cho da cứng như đá, rồi mang câu móc lặn vào hang thủy quái. Người con vào hang
ném câu móc vào hàm thủy quái rồi xả dây kéo ra cho ngưới cha cùng dân làng kéo thủy quái lên. Nhưng con thủy quái rỡ được lưỡi câu, móc vào kẹt đá, người cha và dân làng trục mãi không lên, người con thấy vậy lặng vào hang để xem xét. Con thủy quái núp gần đó xông ra táp một nhát làm người con bể mất một bên đầu, anh vọt lên mặt nước, gọi lớn: “Bớ cha, câu quát”. Người cha thấy con bị thương, lao vội xuống nước dựng con dậy, đứng trơ ra bàng hoàng…đã đến lúc thuốc hoá đá hết giờ hồi sinh, hai cha con người đạo sĩ toàn thân bị hoá đá đứng mãi trước cửa hang con thủy quái. Con thủy quái cũng bị thương trong lúc hỗn chiến, nó nhảy vọt lên ngọn đảo Đá Lửa ngồi để chữa thương, nhưng rồi nó cũng bị hoá đá. Bởi hình dáng của nó giống một con nghê, nên bây giờ người đời gọi đảo “Đá Lửa Con Nghê”. Dù đã hoá đá nhưng nó vẫn di chuyển được trong khoảng 100m, khi nước lớn nó ở vị trí khác, nước ròng nó lại trở về vị trí ban đầu nên những ngư dân ở dây hết sức kinh ngạc và gặp khó khăn do khó xác định được phương hướng khi hòn cứ di chuyển như vậy. Họ lặn xuống quan sát thì thấy phần chân khối đá không dính liền với phần đất nên đã dùng dây thừng cột níu lại nhưng nó vẫn cứ di chuyển. Chuyện kể rằng khi tàu tuần tra của Pháp đi ngang qua đây thấy khối đá lớn cứ di chuyển nên rất bàng hoàng liền lấy súng đại bác bắn dữ dội vào, lửa văng tung toé, khối đá nứt làm đôi cách nhau vài mét, đầu con ngê bị gãy gục xuống nên từ đó hòn không còn di chuyển nữa. Từ đó người dân địa phương gọi là hòn “Đá lửa Con nghê”. Bây giờ vùng mé biển này đêm khuya ta nghe một loài chim ăn đêm cứ kêu “Cắc ca câu quát! Cắc ca câu quát!”. Dân gian bảo rằng loài chim đó là hiện thân của người con, và tiếng kêu ấy là: “Bớ cha câu quát!”. Đứng từ cửa hang Chùa Hang ta nhìn ra: hòn Con (phía tay phải) đã bị bể vẹt một bên đầu, hòn cha vẫn còn cao nhọn, Phụ - Tử cứ đứng bên nhau thi gan cùng tuế nguyệt, để cho người đời truyền tụng một giai thoại anh hùng.

THÔNG TIN CẦN BIẾT KHU ĐI KIÊN GIANG:

xe phương trang đi kiên giang
các hãng xe đi kiên giang
xe kumho đi rạch giá
sài gòn kiên giang bao nhiêu km
xe tuyết hon sài gòn rạch giá
xe khách hà nội kiên giang
số điện thoại xe phương trang sài gòn rạch giá
xe tuyet nhung

Ngoài ra còn có truyền thuyết kể rằng: xưa vùng này có hai con thuồng luồng sống đã ngàn năm rất to lớn, hung dữ, thường nhận chìm các thuyền đánh cá qua lại của ngư dân. Đêm đến trườn lên bờ bắt người và súc vật, dân làng kinh hãi bỏ đi gần hết. Ngày nọ có hai cha con vị pháp sư đi ngang qua đây thấy cảnh nhà trống hoang sơ, không một bóng người động lòng thương muốn ra tay trừ thuỷ quá, hai cha con lập bàn tế thần linh rồi chèo thuyền ra khơi tìm thuỷ quái. Biển bổng nổi sóng, từ xa hai con thuỷ quái chờn vờn bơi tới. Hai cha con miệng ngậm đạo bùa, tay cầm gươm thiêng lội tới nghinh chiến. Trận chiến thật ác liệt, hai con thuỷ quái bị thương máu loang hồng mặt biển. Trừ xong thuỷ quái, chèo thuyền vào bờ thì bỗng nhiên thuyền hai cha con hoá đá thành Hòn Phụ Tử. Nhìn từ xa thấy cụm Hòn Phụ Tử có dáng như chiếc thuyền và hai cha con tựa vào nhau thành một thế đứng vững chắc, sừng sững như đêm ngày canh giữ cho dân làng nơi đây được yên ổn làm ăn sinh sống.

Có truyền thuyết lại kể đây là phần nối tiếp câu chuyện của Hòn Vọng Phu ở phương bắc. Chuyện kể rằng khi người chồng phát hiện người vợ chính là cô em gái thất lạc của mình, đau khổ dẫn đứa con trai đi về phương nam, hai cha con đi mãi đến vùng biển Hòn Chông. Người vợ ở quê nhà quá thương chồng con, bèn bồng đứa con nhỏ lên núi đứng ngóng về phương nam và hoá đá thành đá Vọng Phu. Người chồng ở phương nam cũng quá nhớ thương vợ con, nên thường dẫn đứa con trai ra bờ biển ngóng về phương bắc, một đêm mưa gió bảo tố hai cha con đã hoá thành hòn Phụ Tử. Với mỗi truyền thuyết, Hòn Phụ Tử càng được tô đậm tính nhân văn, hấp dẫn người nghe đến với mình ngày một nhiều hơn, sau khi vãn cảnh Chùa Hang.
Hòn Phụ Tử còn gợi vóc dáng hai mũi tên đặt trên bệ phóng. Nơi đây từng chứng kiến những thương thuyền Bồ Đào Nha, những cánh buồm của bọn cướp biển, những chiếc thuyền của Nguyễn Ánh, Tây Sơn, Nguyễn Trung Trực, rồi đến thuyền áp tải lương thực và vũ khí của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Từ nơi này nhìn về phía Tây nam là Quần đảo Bà Lụa với 46 hòn đảo lớn nhỏ, xinh đẹp được ví như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ và mệnh danh là Vịnh Hạ Long của phương nam. Một số hòn mang trên mình những sự tích ly kỳ mang tính huyền thoại.

Ở Kiên Giang có hàng trăm hòn lớn nhỏ, đa dạng, kể luôn đảo Phú Quốc. Riêng Hòn Phụ Tử được đa số du khách cho là trội nhất, gợi cảm, miên man mà ít nơi nào có được. Với hình dáng đặt biệt của mình Hòn Phụ Tử một thời đã từng là biểu tượng của du lịch Kiên Giang. Bể dâu biến đổi là lẽ thường tình của tự nhiên, vào một ngày tháng 7 âm lịch năm 2006 (9/8/2006), Hòn Phụ đã gãy ngang và đổ xuống biển để lại trong lòng rất nhiều người sự nuối tiết một kỳ quan, âu cũng là quy luật sinh tồn hết sức tự nhiên của tạo hóa.

Đi Kiên Giang tham quan Chùa Hang:

Chùa Hang có từ đầu thế kỷ 18, nằm trong lòng hang núi, Chùa Hang cao 181m thuộc sơn hệ Hòn Chông. Chùa có tên chữ là Hải Sơn Tự nằm trọn vẹn trong một hang rất lớn có hai cửa rộng: cửa hướng Tây thông ra biển, cửa hướng Bắc nối tiếp với con đường dẫn vào Chùa từ đất liền. Đây chính là đỉnh cuối cùng của dãy núi Hòn Chông nhưng do trong hang có ngôi chùa nên dân gian quen gọi là núi Chùa Hang và Chùa Hang.
Bước qua cổng tam quan trước khuôn viên Chùa là khoảng sân rộng chạy dài tới chân núi An Hải, trước mặt là hang núi khá rộng, dài khoảng 40m, chổ hẹp nhất cũng vừa khoảng 3-4 người đi qua được. Đây là hang động thiên nhiên nằm trong ngọn núi đá vôi bị xâm thực cách nay hàng ngàn năm, lần theo vách hang có rất nhiều vỏ hến, vỏ sò bám đầy trên vách. Chùa Hang nằm phía trong đó, chùa có nhiều tượng Phật từ ngoài bước vào chánh điện là tượng phật Thích Ca, tượng Bồ đề Đạt Ma, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Đường Tam Tạng… Rẽ phải chánh điện là đường dẫn vào hang, lần theo con đường tối hai bên là đất đá nhám, dựng đứng ta sẽ bắt gặp hai pho tượng phật Thích Ca mang phong cách tượng phật Thái Lan. Vào thời Mạc Thiên Tích Ông đã cho hai hoàng tử Xiêm La là Chiêu Tuý và Chiêu Xi Xang lánh nạn nơi đây, hai vị hoàng tử này đã lập chùa trong hang, tạc tượng Phật để thờ, tính đến nay hai pho tượng phật Thích Ca đã an vị hơn 300 năm ở Chùa Hang.


Du lịch Phú Quốc

Trước cửa hang phía Nam có miếu thờ bà Chúa Xứ tượng thờ cao 1,2m. Đến cuối hang, ra ngoài bãi cát mịn, nước trong xanh nhìn ra xa là Hòn Phụ Tử sừng sững mọc lên giữa biển. Bên tay trái là Hang Kim Cương được hình thành do nước biển xâm thực tạo thành hang động ăn sâu vào chân núi đá vôi, trải qua các thời kỳ nước mưa rỉ xuống tạo thành nhiều thạch nhũ có hình thù rất đẹp và lạ mắt. Vì là hang tối nên muốn vào hang phải dùng đèn pin, các thạch nhũ trong hang khi chiếu ánh sáng vào thì phản chiếu sáng lấp lánh như những viên kim cương kết thành chùm đã được gắn kết vào vách hang. Cũng vì điểm đặc biệt này mà hang có tên gọi là hang Kim Cương. Bên cạnh đó chúng còn tạo thành nhiều hình thù lạ mắt như: tượng Phật bà Quan âm, trái khổ qua, đại bàng, bạch tuột, rắn hổ mang, bông bí rợ…khi đứng cạnh phiến đá đặc biệt trong hang mà vỗ vào ngực sẽ phát ra âm thanh như tiếng trống dân địa phương gọi là Trống ngực. Tương truyền nơi đây chính là nơi vua Gia Long từng ẩn náu. Rời khỏi hang có một vách núi nhô ra biển gọi là mũi công chúa Ngọc Du. Chuyện kể rằng khi đoàn thuyền của Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi chạy đến đây, tướng Tây Sơn đuổi kịp nhảy lên thuyền của công chúa Ngọc Du thì đồng thời công chúa cũng gieo mình xuống biển. Sau đó Nguyễn Ánh trở lại và lập đàn tế đặt tên là Mũi công chúa Ngọc Du. Phía bắc Chùa có một mạch nước lộ thiên hình tròn cỡ giếng nhỏ sát vách đá lúc nào cũng đầy nước chảy xuống từ khe đá trên núi, được người dân sử dụng tưới cây, sinh hoạt. Phía đông Chùa Hang là Giếng Tiên. Đây là hang động trong núi ăn ra biển, bị mưa và sóng biển xâm thực tạo thành, cửa hang nằm hướng ngoài biển, muốn đến phải đi tàu khoảng 10 phút. Hang được cấu tạo bằng đá vôi có nhiều mạch nước rỉ xuống tạo thành thạch nhũ với rất nhiều hình thù, tuỳ theo trí tưởng tượng của mỗi người mà có thể hình dung ra thành các hình tượng khác nhau như: Cội bồ đề, ghế vua Gia Long, con bạch tuột, đùi gà, trái khổ qua,… Điều đặc biệt nhất là trong hang này lại có một giếng nước ngọt nằm trên vách đá, nước có quanh năm không bao giời cạn và cũng không bao giờ tràn ra ngoài. Nguồn nước mát lạnh và tinh khiết nên được người dân địa phương tin đó là giếng nước thiêng do trời đất ban tặng. Hang tối đen như mực vì thế mà Nguyễn Ánh lẩn trốn quân Tây Sơn tại đây trong một thời gian dài mà không bị nghĩa quân Tây Sơn phát hiện. Tương truyền khi ông cùng đoàn tỳ tùng trốn chạy đến đây thì mọi người không còn sức để đi tiếp, ông cùng các tướng sĩ trốn trong hang đã lấy nước này cho quân sĩ uống thì họ trở nên khoẻ mạnh và tinh thần phấn chấn hẳn lên nên Nguyễn Ánh đã đặt tên là Giếng Tiên. Ngày nay hang còn có tên gọi khác là hang Gia Long.

Hàng năm Chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch. Đây là những ngày hội mừng Phật Đản được tổ chức với nét văn hoá đặc sắc…Chùa Hang bé nhỏ huyền bí nhưng không khép kín mà mở ra với trời biển mênh mông đưa khách thập phương từ thiền môn bước ra hòa mình với trời biển mênh mông. Theo lòng hang ngoằn ngoèo trong lòng núi cuối cùng bạn sẽ nghe những ngọn gió mang hơi biển thổi vào mằn mặn, ngẩng nhìn, trước mắt bạn là một vùng biển trời bao la rộng lớn, cái tên “Hải Sơn Tự” của chùa cũng đủ thấy mối liên hệ kỳ diệu của biển và núi nơi đây.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐI MIỀN TÂY

Du khách tìm thông tin du lịch miền tây nhanh chóng!

**** Phương tiện xe đi các tỉnh miền tây

**** Khách sạn ở các tỉnh miền tây

**** Các tour du lịch miền tây

**** Các khu du lịch sinh thái miền tây


**** Kinh nghiệm đi du lịch miền tây

HOA SEN CHÂU Á TOURISM OFFICE

KHU DU LỊCH VIỆT NHẬT BẾN TRE

THÔNG TIN ĐI DU LỊCH VỀ MIỀN TÂY

Khám phá trải nghiệm chợ nổi Cái Răng Cần Thơ

Nhiều lần đi công tác Cà Mau về Miền Tây mà chúng tôi chỉ đi ngang qua Cần Thơ, hôm nay có dịp thực sự đến Cần Thơ 2 ngày. Chuyến đi công ...

Tìm Nhanh đi Miền Tây

ẩm thực miền tây (1) bến xe miền tây (1) bến xe miền tây đi bến tre (1) bến xe miền tây đi cần thơ (1) bến xe miền tây ở đâu (1) ca mau (1) cần thơ (1) cần thơ các địa điểm yêu thích (1) chợ nổi cái răng (1) chợ nổi cần thơ (1) cong ty hoa sen châu á (1) du lịch an giang (1) du lịch cà mau (1) du lịch cái bè (1) du lịch cần thơ (2) du lịch châu đốc (1) du lịch đồng tháp (1) du lich mien tay (1) du lịch miền tây (4) du lịch miền tây 1 ngày tát mương bắt cá (1) du lich mỹ tho (1) du lich mỹ tho có gì (1) du lịch phú quốc (1) du lịch tát mương bắt cá (1) du lich tien giang (1) du lich tien giang co gi (1) du lịch tiền giang (2) du lịch u minh (1) đặc sản vùng an giang (1) đi an giang (2) đi bến tre (2) đi cần thơ (3) đi châu đốc (1) đi du lịch cần thơ (2) đi du lịch miền tây (3) đi du lịch miền tây cần thơ (1) đi du lịch miệt vườn cần thơ (1) đi miền tây (4) đi miền tây 1 ngày (1) đi miền tây 2 ngày (2) đi miền tây trong ngày (1) đi mỹ tho (1) đi phú quốc (1) đi tiền giang (3) địa chỉ bến xe miền tây (1) địa điểm du lịch cà mau (1) hoa sen chau a (1) hop tac (1) làng cổ đông hoà hiệp (1) món ngon miền tây (1) phú quốc (1) tour miền tây 1 ngày tát mương bắt cá (1) tour tat muong bat ca (1) trà sư (1) tua tat muong bat ca (1) viet nhat (1) việt nhật (1) vười trái cây ở cần thơ (1)